Nhiều bệnh chứng xảy ra trong mùa hè như viêm đau khớp dạng thấp và các bệnh mạn tính khác; theo nhiều kết quả nghiên cứu Đông y thấy rằng những bệnh chứng loại này nếu trị liệu bằng phương pháp uống thuốc thang song lại biết kết hợp châm cứu đúng vào thời điểm có công hiệu trị liệu cao nhất mà đối với phương pháp sử dụng châm cứu đưa lại như vào dịp đầu hè, giữa hè hoặc cuối hè. Tuy nhiên nếu bệnh bị tái phát làm đau đớn thì việc trị liệu là không thể đợi đến thời gian thích hợp ấy mới chữa mà cần phải làm ngay kể cả việc châm cứu cũng được thực hiện.
CB không dùng thuốc - Châm cứu
Thêm một số bài thuốc từ hành
Nếu bị chai chân, dùng một củ hành sống rửa sạch, giã nát, đắp lên chỗ chai rồi lấy vải buộc lại, mỗi ngày làm một lần, sau nhiều lần sẽ khỏi. Cũng có thể lấy hành một cây (bỏ lá), tỏi vỏ tím một củ (bóc vỏ ngoài) giã nhuyễn, đắp vào chỗ chai, lấy vải buộc lại. Sau 6-7 ngày, cục chai sẽ rụng đi. Một số bài thuốc khác từ hành:
Thuốc bổ từ con tằm
Nhộng tằm, tằm chín là những món ăn rất giàu dinh dưỡng, được dân gian dùng làm thuốc bổ, dùng cho trẻ suy dinh dưỡng, người suy nhược, phụ nữ sau đẻ ít sữa, đàn ông di mộng tinh. Nhộng tằm rất giàu đạm, chất béo và chứa nhiều vitamin (như vitamin A, B1, B2, PP, C), khoáng chất (nhất là canxi và photpho).
Những bài thuốc từ đậu đỏ nhỏ hạt
Để chữa viêm gan cấp hoặc vàng da, có thể lấy xích tiểu đậu 30 g, táo tàu 50 g, nhân hạt lạc 30 g, đường cát lượng vừa đủ nấu nhừ lên, chia 3 lần ăn trong ngày. Đậu đỏ nhỏ hạt (xích tiểu đậu) tính bình, vị ngọt chua, có công dụng lợi tiểu, trừ mủ, tiêu ung nhọt độc...
Tác Dụng Của Huyệt
1- Tác Dụng Sinh Lý 1.a- Huyệt Là Nơi Sinh Khí Vận Hành Qua Lại + Thiên 'Sinh Khí Thông Thiên Luận' ghi: " Ôi từ xưa đến nay, mạng sống con người đều thông với 'thiên', gốc của mạng sống lấy gốc ở âm dương. Trong khoảng trời đất, trong khoảng lục hợp, dù là cửu châu, cửu khiếu, ngũ tạng, thập nhị tiết trong con người, tất cả khí đó đều thông với thiên khí" (TVấn 3, 1, 2).
SỐ HUYỆT
Mở đầu thiên ‘Khí Huyệt Luận’, Hoàng Đế hỏi: ‘Ta nghe khí huyệt có 365 huyệt để ứng với 1 năm, xin cho biết rõ như thế nào ? - Kỳ Bá đáp: Về Tạng Du có 50 huyệt, Phủ Du có 72 huyệt, Nhiệt Du 39 huyệt, Thủy Du 57 huyệt...”(TVấn 58, 4 - 11).
TÊN HUYỆT
a. Huyệt là tên gọi chung của nhiều loại: Cốt Không, Du, Mộ... Theo YHCT: huyệt là những nơi có lỗ hổng, sách Nội Kinh gọi là 'Khổng' hoặc là nơi có cảm giác đau (Nội Kinh: Dĩ thống vi du - Lấy nơi đau làm huyệt).
HỆ THỐNG KINH CHÍNH
Gồm 12 đường kinh, xếp theo thứ tự tuần hoàn kinh khí:
1. Thủ Thái Âm Phế Kinh.
2. Thủ Dương Minh Đại Trường Kinh.
3. Túc Dương Minh Vị Kinh.
4. Túc Thái Âm Tỳ Kinh.
5. Thủ Thiếu Âm Tâm Kinh.
6. Thủ Thái Dương Tiểu Trường Kinh.
7. Túc Thái Dương Bàng Quang Kinh.
8. Túc Thiếu Âm Thận Kinh.
9. Thủ Quyết Âm Tâm Bào Kinh.
10. Thủ Thiếu Dương Tam Tiêu Kinh.
11. Túc Thiếu Dương Đởm Kinh.
12. Túc Quyết Âm Can Kinh.
LỊCH SỬ CHÂM CỨU HỌC
Châm Cứu là tên gọi chung 2 phương pháp phòng và trị bệnh cổ truyền.
Châm là dùng kim (vật nhọn...) đâm, kích thích vào huyệt. Cứu là dùng hơi nóng tác động lên huyệt.