Bảng quảng cáo

Sun, May 05th

Last update09:08:49 PM GMT

Headlines
Bảng quảng cáo
You are here Tiểu đường Bệnh đái tháo đường và vùng "nguy hiểm"


Bệnh đái tháo đường và vùng "nguy hiểm"

Email In PDF.

Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới năm 1994, đái tháo đường (ĐTĐ) là một tình trạng rối loạn chuyển hóa mạn tính do nhiều nguyên nhân gây nên với đặc trưng nổi bật là tình trạng tăng mạn tính nồng độ đường trong máu, mà tình trạng này là hậu quả của rối loạn bài tiết insulin, hoặc do giảm tác dụng chuyển hóa của insulin hay do sự phối hợp của cả hai yếu tố nói trên.

Vào những năm 1959, các thầy thuốc đã thống nhất chia bệnh ĐTĐ ra làm hai loại chính. Loại 1 hay còn gọi là bệnh ĐTĐ phụ thuộc insulin thường gặp ở người trẻ và được coi như một bệnh tự miễn dịch, bệnh thường có tính chất di truyền. Tụy của các bệnh nhân này mất dần khả năng tiết insulin nên người bệnh cần phải dùng insulin để tránh bị tình trạng đường huyết tăng quá cao và để duy trì cuộc sống. Tuy vậy, bệnh chỉ gặp ở một tỷ lệ < 5% trong cộng đồng người bị ĐTĐ. Hầu hết các người bệnh ĐTĐ thuộc loại 2 hay còn gọi là ĐTĐ không phụ thuộc insulin. Mặc dù tụy của các bệnh nhân này vẫn còn khả năng tiết insulin song lượng hormon được tiết ra được coi là không đủ để đáp ứng nhu cầu chuyển hóa hay do có các điều kiện đặc biệt khiến tác dụng của insulin trở nên "yếu hơn" tác dụng nó cần phải có để duy trì một  sự ổn định chuyển hóa trong cơ thể.

9d4tu-van-cho-benh-nhan-dtd-anh-Tran-Minh
             Tư vấn cho bệnh nhân đái tháo đường.       
                               Ảnh: Trần Minh
ĐTĐ hiện được coi là một vấn đề sức khỏe toàn cầu và có thể khẳng định, đây là một đại dịch mà con người luôn phải đối phó. Điều này hoàn toàn đúng khi xem xét về cả phương diện số người  đã, đang và sẽ bị bệnh cũng như biến chứng mà người bị bệnh có thể gặp. Không đơn giản là chỉ có người đã được xác nhận bị bệnh có thể chịu các biến chứng này, mà cả những người bị bệnh song chưa được phát hiện cũng chịu chung số phận này. Điều mà các thầy thuốc nghiên cứu bệnh ĐTĐ quan tâm là không phải chỉ có người có biểu hiện triệu chứng mới là người bị bệnh mà vấn đề chính là làm thế nào để phát hiện sớm bệnh và giáo dục cộng đồng ý thức phát hiện bệnh sớm mới hy vọng ngăn ngừa được biến chứng do bệnh gây ra.

Các thống kê tương đối đầy đủ của nhà khoa học Mỹ cho thấy cứ 16 người dân Mỹ có 1 người bị bệnh ĐTĐ, với tỷ lệ  bị bệnh được ước tính khoảng 6% dân số. Cũng theo báo cáo của Hiệp hội ĐTĐ Mỹ, nếu một trường hợp bệnh được xác nhận có nghĩa có khoảng 1 - 2 trường hợp khác bị bệnh song không được biết. Các thống kê tại các nước phát triển khác còn cung cấp các con số đáng lo ngại hơn là ở các bệnh nhân ĐTĐ thường mang bệnh  trung bình  từ  5 - 7 năm mới được phát hiện. Các báo cáo bước đầu ở nước ta cũng cho thấy các con số rất đáng báo động. Theo một điều tra tại Hà Nội tiến hành vào năm 1989 đến 1991, tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ là 1,1% trong đó bệnh nhân dưới 30 tuổi là 6,19%; bệnh nhân trên 40 tuổi là 2,04%. Tại thành phố Hồ Chí Minh, tỷ lệ này cũng chiếm 2 - 3%. Cũng theo điều tra năm 1999 - 2001, tỷ lệ bị bệnh ĐTĐ tại Hà Nội đã tăng 2,42%. Cần ghi nhận là các con số trên vẫn có thể ít hơn thực tế do điều kiện tiếp cận dịch vụ y tế ở từng nơi có thể khác biệt. Sự phát triển của nền kinh tế, các cải thiện điều kiện sống và dịch vụ y tế là các yếu tố dự kiến hiện tại và trong tương lai số người được phát hiện ĐTĐ ở nước ta không chỉ dừng lại ở các con số thống kê hiện tại.

Gánh nặng về y tế và xã hội do bệnh ĐTĐ gây ra cho cộng đồng là một vấn đề rất được quan tâm. Mặc dù ở nước ta  chưa có các thống kê đầy đủ, song theo thống kê của  Bộ Y tế Mỹ năm 2000, có trên 3,2 triệu người nhập viện liên quan tới bệnh ĐTĐ và chiếm tới 25 - 28 triệu ngày nằm viện. Lý do chính khiến các bệnh nhân ĐTĐ phải nhập viện điều trị đứng hàng đầu là do các bệnh lý của hệ tim mạch (40% các nhập viện), sau đó là bệnh lý hệ  hô hấp và nhiễm khuẩn (30%). ĐTĐ cũng là một bệnh lý mạn tính hàng đầu gây các biến chứng nguy hiểm cho người bị bệnh: là nguyên nhân chính gây mù và suy thận giai đoạn cuối cần phải được lọc máu hay ghép thận ở các bệnh nhân người lớn ở các nước phát triển; đây là nguyên nhân đứng hàng thứ hai gây cắt cụt chi do tắc mạch; trên 70% bệnh nhân người lớn bị ĐTĐ có tăng huyết áp và tỷ lệ bị bệnh tim, tai biến mạch não ở người ĐTĐ được ước tính cao gấp 4 - 6 lần so với người cùng độ tuổi song không bị bệnh. Phát hiện bệnh muộn và điều trị chậm trễ hay không đúng cũng góp phần làm tăng chi phí y tế và giảm chất lượng cuộc sống của người bị bệnh.

Nhằm mục đích kiểm soát bệnh và hạn chế các biến chứng do bệnh gây nên là mục tiêu của nhiều nghiên cứu lớn đã được tiến hành ở Anh (UKPDS); Nhật (Kumamoto); Mỹ... Kết quả của các nghiên cứu cho thấy một triển vọng là có thể làm giảm đáng kể hay làm chậm trễ xuất hiện các biến chứng do bệnh và như vậy là làm cải thiện chất lượng cuộc sống người bệnh và giảm chi phí chăm sóc y tế nếu bệnh nhân ĐTĐ được kiểm soát "chặt chẽ" tình trạng tăng đường huyết của họ. Điều này chỉ có thể đạt được khi kết hợp đồng bộ các biện pháp phát hiện sớm bệnh, cải thiện chất lượng chăm sóc y tế và giáo dục người bệnh.

Một trong các mục tiêu quan trọng của các chương trình giáo dục cho người bệnh giúp họ nâng cao ý thức điều trị sớm bệnh đái tháo đường và cùng phối hợp với thầy thuốc kiểm soát thật tốt mức đường trong máu của họ là làm cho bệnh nhân hiểu rõ vùng "an toàn" của đường huyết và tránh không để đường huyết của mình tăng quá cao vào vùng "nguy hiểm". Nói đơn giản là người bệnh cần hiểu rõ, khi nồng độ đường trong máu của họ không còn "bình thường" đó là họ đã có nguy cơ bị biến chứng thực sự mà không cần chờ có đủ các triệu chứng của bệnh hay xuất hiện các biến chứng mới cần được chăm sóc y tế. Phát hiện bệnh sớm, được chăm sóc y tế đúng và sớm chính là biện phát tốt nhất để sống "an toàn" với bệnh đái tháo đường. "Hãy tránh xa vùng nguy hiểm" - một khẩu hiệu không bao giờ cũ đối với người bệnh đái tháo đường và những người có nguy cơ bị bệnh trong tương lai.

BS. Nguyễn Đạt Anh - BS. Nguyễn Khoa Diệu Vân

Triển khai Dự án phòng, chống đái tháo đường

Ngày 19/12/2008, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 172/2008/QĐ-TTg chính thức phê duyệt Dự án phòng, chống đái tháo đường thành Dự án mục tiêu Quốc gia giai đoạn 2008-2010 thuộc “Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm và HIV/AIDS, giai đoạn 2006-2010”. Ngày 20/8/2009, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 1298/QĐ về việc phê duyệt bổ sung kinh phí năm 2009 cho Dự án phòng, chống tăng huyết áp; Dự án phòng, chống đái tháo đường quốc gia.

Tại Hội nghị triển khai Dự án Quốc gia phòng chống bệnh ĐTĐ vừa diễn ra tại Hà Nội ngày 24/9 vừa qua đã đề ra mục tiêu: Phấn đấu 100% các đơn vị ở 63 tỉnh thành trên cả nước sẽ nắm vững kỹ năng sàng lọc và tư vấn cho các đối tượng có yếu tố nguy cơ cao.

Việc giáo dục cộng đồng hiểu biết về bệnh để thay đổi hành vi lối sống ở nhóm có nguy cơ cao nhằm ngăn chặn và phòng ngừa chuyển thành bệnh đái tháo đường là mục tiêu của Dự án mục tiêu quốc gia phòng chống bệnh đái tháo đường. Theo đó, trong năm 2009, dự án sẽ triển khai: Đào tạo và đào tạo lại số cán bộ tuyến cơ sở tham gia dự án; Khám sàng lọc phát hiện đối tượng có yếu tố nguy cơ cao gây bệnh đái tháo đường, đảm bảo 70% số đối tượng có yếu tố nguy cơ được tư vấn sau sàng lọc; Đẩy mạnh công tác truyền thông, củng cố mạng lưới các đơn vị dự phòng đái tháo đường.
Thu Hà
Đóng góp của bạn đọc (0)Add Comment

Bạn có ý kiến gì về bài báo này
Nhỏ đi | Rộng thêm

busy

Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Thực phẩm có lợi cho sức khỏe

 
good_mood_foods_1

Thực phẩm cho mỗi ngày tươi đẹp

Thể thao

 
good_mood_foods_1

Thể thao là một phần thiết yếu trong cuộc sống của chúng ta

buy ventolin without prescription viagra pills pictures cialis generic best price for diflucan generic cialis buy uk impotence budeprion xl vs wellbutrin generic generic cialis health generic viagra differences sample cialis drugstore robaxin and weight loss cheap viagrbuilondon link cost of protonix ventolievohaletbuy will lexapro go generic toprol xl viagra buy nexium generic brand h pylori sitemap